Giới thiệu về chùa Bái Đính: lịch sử, diện tích, sơ đồ, lễ hội

- Quảng Cáo -

Bái Đính là một trong những điểm thu hút khách du lịch tại Ninh Bình. Đặc biệt là vào dịp đầu năm, khi mọi người từ khắp nơi tràn về đây đi lễ chùa cầu may. Nổi tiếng là vậy, nhưng không phải ai cũng biết hết nơi đây. Bài viết này hoiantrip.org sẽ mang đến giới thiệu về chùa Bái Đính: lịch sử, diện tích, sơ đồ, xây hết bao nhiêu tiền nhé.

1. Lịch sử chùa Bái Đính

Hơn 1000 năm về trước, vùng đất Hoa Lư, Ninh Bình trở thành thủ phủ của ba triều đại Vua nối tiếp nhau là: nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý. Cả ba triều đại phong kiến này đều quan tâm đến đạo Phật và coi nó như Quốc Giáo. Vì vậy mà có rất nhiều chùa cổ ở Ninh Binh, trong đó nổi bật nhất là chùa Bái Đính.

lịch sử chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính được xây dựng vào thời nhà Lý khoảng năm 1136. Chùa gắn liền với giai thoại về một vị thiền sư danh tiếng là Lý triều quốc sư Nguyễn Minh Không, người đã đặt nền móng xây dựng và khai mở vùng đất Phật này. Tương truyền rằng, trên đường đi tìm thuốc chữa bệnh cho Hoàng Thái Tử triều Lý là Dương Hoán, thiền sư Nguyễn Minh Không tình cờ phát hiện ra hai hang động tuyệt đẹp nằm trên đỉnh núi đã cảm ngộ tinh tường về vùng đất Phật linh thiêng nơi đây. Vì thế, sau khi chữa bệnh cho Dương Hoán, ông được Vua phong làm Lý quốc sư nhưng từ chối và xin về nơi đây xây chùa, thỉnh Phật để tạ ơn trời đất. Từ đó chùa Bái Đính ra đời.

Đến những năm đầu thế kỷ 21, địa danh Bái Đính càng được nhiều người biết đến khi khởi công xây dựng công trình Phật Giáo lớn nhất Đông Nam Á. Khu chùa Bái Đính mới được bắt đầu xây dựng từ năm 2003. Đến năm 2014, chùa Bái Đính – Tràng An được UNESCO công nhận vinh danh là di sản Văn hóa và Thiên nhiên, di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên tại Việt Nam.

Tên gọi Bái Đính giải thích rằng, Bái có nghĩa là lễ bái và Đính có nghĩa là đỉnh. Như vậy, Bái Đính có nghĩa là cúng bái trời đất, Phật thánh ở trên cao.

Có thể bạn quan tâm:

2. Diện tích và kỷ lục chùa Bái Đính

Tổng diện tích chùa Bái Đính gồm khu chùa cổ(27ha) và mới(80ha) lên đến hơn 539ha với rất nhiều hạng mục công trình bề thế.

Chùa Bái Đính lập các kỷ lục như:

  • Khu chùa có diện tích rộng nhất Việt Nam: 529ha.
  • Khu chùa có giếng lớn nhất Việt Nam: Giếng Ngọc – đường kính 30m và sâu 10m.
  • Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam: 100 cây bồ đề được chiếc từ bồ đề Ấn Độ trong dịp đại lễ Vesak 2008.
  • Khu chùa có một trong 8 vị Bát bộ Kim Cang bằng đồng nặng nhất.
  • Chùa có tượng phật Thích Ca bằng đồng dát vàng lớn nhất Châu Á: cao 9,5m và nặng 100 tấn.
  • Khu chùa có bộ tượng An Nan – Ca Diếp bằng đồng lớn nhất: mỗi tượng cao 9m nặng 30 tấn.
  • Khu chùa có tượng Khuyến Thiện và Trừng Ác bằng đồng lớn nhất: nặng 12 tấn.
  • Khu chùa có tượng Quan Thế Âm bằng đồng lớn nhất: cao 9,57m và nặng 80 tấn kể cả bệ.
  • Chùa có tượng phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: cao 10m và nặng 100 tấn.
  • Khu chùa có bộ tượng Tam Thế Phật bằng đồng lớn nhất: mỗi tượng cao 7,5m nặng 50 tấn.
  • Chùa có chuông đồng lớn nhất Việt Nam: Đại Hồng Chung nặng 36 tấn.
  • Chùa có hành lan La Hán dài nhất Châu Á và nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: dài gần 3km với 500 tượng La Hán bằng đá xanh cao 2 – 2,5m và nặng 2 – 2,5 tấn.

3. Sơ đồ chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính được chia làm thành hai khu là: khu chùa cổ và khu chùa mới.

sơ đồ chùa Bái Đính
Sơ đồ chùa Bái Đính.

3.1. Khu chùa Bái Đính cổ

Bái Đính cổ tự quay mặt về hướng Tây, nằm trên một ngọn núi cao yên tĩnh. Gồm nhà tiền đường ở giữa; bên phải là hang sáng thờ phật, tiếp đến là thần Cao Sơn ở cuối cửa sau hang sáng; bên trái là đền thờ thánh Nguyễn, tiếp đến là động tối thờ Mẫu và Tiên.

3.2. Khu chùa Bái Đính mới

Khu chùa Bái Đính mới
Bái Đính tân cổ

Điện Tam Thế Phật của Bái Đính tân tự nằm cách khu chủa củ 800m, men theo sườn núi. Bái Đính tân tự có vẻ đẹp trang nghiêm, trầm mặc của Bái Đính cổ tự với các điểm nhấn chính như: Cổng Tam Quan, Điện Quan Thế Âm, Gác Chuông, Điện Giáo Chủ, Điện Tam Thế, Bảo Tháp, hành lan La Hàn,… và rất nhiều công trình khác.

4. Lễ hội chùa Bái Đính

Lễ hội chùa Bái Đính là lễ hội xuân được bắt đầu tổ chức từ chiều mùng 1 tết, khai mạc vào mùng 6 tết và kết thúc vào cuối tháng 3, khởi đầu cho những buỗi lễ hành hương về cố đô Hoa Lư. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng đã có công với quê hương, đất nước. Đây chính là dịp du khách du xuân, dâng hương cầu may đầu năm.

lễ hội chủa Bái Đính

Lễ hội gồm hai phần:

Phần lễ, gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế Cao Sơn và chầu thánh Nguyễn Thượng Ngàn. Lễ hội được bắt đầu với nghi thức rước kiệu mang bài vị thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ sang khu chùa mới để tiến hành phần hội.

Phần hội, gồm các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, tham quan cảnh chùa, thưởng thức các nghệ thuật hát chèo, xẩm, ca trù đất cố đô. Sân khấu thường do nhà Hát Chèo Ninh Bình đảm nhiệm chuẩn bị, có tái hiện lễ đăng đàn xã tắc của Đinh Tiên Hoàng Đế và lễ tế cờ của Vua Quang Trung trên núi Đính.

Lễ hội chủa Bái Đính là một lễ hội lớn thu hút đông đảo du khách khắp nơi tham gia. Lễ hội chỉ diễn ra trong thời gian trên, ngoài thời gian này thì chùa Bái Đính không còn lễ hội nào khác. Vì vậy, nếu đến Bái Đính vào các dịp khác thì bạn chỉ có thể thăm quan chứ không được tham gia lễ hội.

Mong rằng qua bài viết giới thiệu về chùa Bái Đính có thể mang đến những thông tin hữu ích giúp bạn hiều hơn về mảnh đất sinh vương sinh thánh này nhé.

- Quảng Cáo -

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Cùng Chủ Đề