Đại Nội kinh thành Huế-Điểm du lịch lý tưởng không nên bỏ lỡ

- Quảng Cáo -

“Hoàng thành cổ kính dẫu phai màu

Đại Nội tường rêu phủ trước sau

Chính điện Thái Hòa hoài vọng ước

Thế sự trăm năm mặc bể dâu!”

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Đại Nội kinh thành Huế vẫn sừng sững uy nghi với một nét đẹp vĩnh hằng cùng thời đại. Không chỉ đi vào thơ ca mà nơi đây còn khiến cho trái tim của không ít du khách cảm thấy xao xuyến và nôn nao như được quay về chính cái lịch sử nước nhà ngày ấy. Đại Nội Huế ở đâu? Đại Nội Huế được hình thành như thế nào? Đây là những thắc mắc liên quan đến vùng đất “địa linh nhân kiệt” mà của du khách đặt ra trong thời gian gần đây. Nào! Hãy cùng theo bước chúng tôi ghé thăm Đại Nội kinh thành Huế nhé!

Giới thiệu đôi nét về Đại Nội kinh thành Huế

Huế là một trong những vùng đất hưng thịnh được vua Gia Long lựa chọn làm nơi đóng đô vào năm 1802. Với mong muốn xây dựng quần thể kinh thành mới dùng làm nơi thiết triều và sinh hoạt hoàng gia, thì vào năm 1803 vua Gia Long đã quyết định chọn vùng đất ở bờ Bắc sông Hương làm nơi xây dựng kinh thành để làm bền long mạch.

đại nội điểm đến ưu thích ở huế

Đại Nội – nét đẹp lịch sử cổ kính của cố đô Huế

Năm 1804, Đại Nội kinh thành Huế bắt đầu được khởi công xây dựng. Với quy mô khá rộng lớn 520ha nên cho đến mãi năm 1833 dưới triều Minh Mạng mới chính thức hoàn thành. Và đây cũng được xem là công trình lớn nhất từ trước đến nay ở Huế.

Kiến trúc Đại Nội kinh thành Huế

Đại Nội Huế được xây dựng bao gồm hai phần chính là Hoàng Thành Huế và Tử Cấm Thành. Cụ thể:

Hoàng Thành: Là công trình được xây dựng trên khu đất rộng lớn khoảng 600m2 với cửa chính gọi là Ngọ Môn và ba cửa còn lại lần lượt là Hiển Nhơn, Chương Đức và Hòa Bình. Hoàng Thành được xây dựng theo lối kiến trúc đối xứng, với nguyên tắc “tả nam hữu nữ” và “tả văn hữu võ”, chính giữa là cung vua. Điểm nổi bật của khu Hoàng Thành Huế đó chính là nằm hài hòa với thiên nhiên, vạn vật, bao quanh là hồ nước, cầu đá, các đảo và cây cối xanh tươi.

hoàng thành huế kiến trúc đại nội điểm đến nổi tiếng ở huế
kiến trúc đại nội kinh thành huế

Hoàng Thành Huế – công trình kiến trúc độc đáo của nhà Nguyễn

Tử Cấm Thành: Nằm bên trong Hoàng Thành, cũng được xây dựng theo lối kiến trúc đối xứng qua trục chính, kéo dài từ cửa Ngọ Môn cho đến Tứ Phương Vô Tự. Nơi đây được thiết kế với 7 cửa và hàng chục các công trình nhỏ độc đáo bên trong, đặc biệt nhất đó chính là Điện Cần Chánh, nơi vua làm việc và thiết triều. Bên cạnh đó còn có các công trình ăn uống, vui chơi, sinh hoạt hoàng tộc khác,…

 Những địa điểm nổi bật của Đại Nội kinh thành Huế

Đại Nội kinh thành Huế không đơn thuần nơi lưu dấu sự phát triển của các thời đại mà còn là một công trình kết tinh giữa “thẩm mỹ – kiến trúc – sáng tạo” với những điểm vô cùng nổi bật.

1. Ngọ Môn

Ngọ Môn là cửa chính của Hoàng Thành Huế và được xây dựng vào năm 1834 với hai phần trọng tâm là đài – cổng và lầu Ngũ Phụng. Với lối kiến trúc hình chữ U, bền trên là các tầng lầu uy nghi đồ sộ được xây dựng bằng 100 cây gỗ lim với những đường nét vô cùng tinh tế và giàu kỹ xảo. Đặc biệt phải kể đến đó là mái tầng được lợp bằng ngói lưu ly vàng chính giữa.

cổng ngọ môn địa điểm nổi bật của đại nội kinh thành huế

Cổng Ngọ Môn của kinh thành Huế

Ngọ Môn được xem là một trong các chứng nhân lịch sử đã từng ghi dấu những thời khắc quan trọng nhất của đất nước ta, nổi bật nhất chính là sự kiện vủa Bảo Đại đọc Tuyên ngôn Thoái vị và trao quyền cho chính phủ lâm thời vào ngày 25/8/1945.

2. Điện Thái Hòa

Năm 1805, Điện Thái Hòa được xây dựng và cũng là nơi chứng kiến sự đăng quang của 13 vị vua nhà Nguyễn. Năm 1833, vua Minh Mạng đã dời điện về phía Nam và xây dựng với quy mô đồ sộ hơn gấp nhiều lần. Tuy trải qua nhiều triều đại và có những tu sửa nhưng nhìn chung Điện Thái Hòa vẫn là di tích quan trọng trong công trình Kinh thành Huế.

điện thái hòa đại nội huế

Một góc chính diện của Điện Thái Hòa

3. Điện Cần Chánh

Điện Cần Chánh được xây dựng vào năm 1804, đời Gia Long thứ 3. Đây là một trong những công trình có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong khu vực Tử Cấm Thành. Điện nằm trên nền đài cao gần 1m, bó vỉa bằng gạch vồ kết hợp với đá thanh. Chính điện 5 gian, toàn bộ khung gỗ gồm 80 chiếc cột bằng gỗ lim.

Phần lớn kết cấu bộ khung bên trên đều được chạm trổ rất tinh xảo, công phu, thể hiện trình độ kỹ thuật của kiến trúc truyền thống Việt Nam thế kỷ XIX. Nơi đây trưng bay rất nhiều báu vật của triều Nguyễn như: đồ sứ quý hiếm của Trung Hoa, các hòm tượng ấn vàng, ấn ngọc của triều đại…

Ngoài những địa điểm kể trên, du khách cũng có thể ghé qua các công trình kiến trúc độc đáo như: Điện Kiến Trung, Thái Bình Lâu, Cung Trường Sanh,…

khung cảnh phía sau điện thái hòa đại nội huế

Khung cảnh phía sau điện thái hòa đại nội huế

khung cảnh phía sau đại nội huế

Một nơi nghỉ chân trong chính Đại Nội để bàn chuyện đại sự của quan lại, nhà vua và các quý tộc

giới thiệu về không gian chính điện đại nội huế

Không gian vườn cỏ xanh mướt ở đoạn đường giữa Đại Nội

Đặt chân đến đất Huế thơ mộng mà không ghé qua Đại Nội kinh thánh Huế để tham quan, chiêm ngưỡng nhưng công trình kiến trúc độc đáo thì quả là một điều vô cùng đáng tiếc trong chuyến du lịch của bạn tại đây. Vì thế hãy liệt ngay Đại Nội kinh thành Huế vào danh sách những điểm đến lý tưởng ở Huế của bạn trong thời gian tới nhé!

- Quảng Cáo -

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Cùng Chủ Đề